Dự án “Hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng bền vững và liên ngành cho người khuyết tật nặng tại Quảng Nam và Bình Định (Hãy nắm tay tôi)” do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, cùng phối hợp với Viện Sức khỏe, Dân số và Phát triển (PHAD) chủ trì thực hiện với sự tham gia triển khai của tổ chức CRS tại 20 xã thuộc 4 huyện tại tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Nam. Trong đó, Viện PHAD triển khai hoạt động dự án tại 05 xã thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. CRS triển khai các hoạt động tại 15 xã thuộc các huyện Phù Cát, Tuy Phước của tỉnh Bình Định và huyện Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm, từ 2018 đến 2021.
Mục tiêu của Dự án là xây dựng một mô hình phục hồi chức năng bền vững ở tỉnh Bình Định và Quảng Nam để cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng đáp ứng các nhu cầu của người khuyết tật nặng, đặc biệt là rào cản về giới và tính dễ bị tổn thương với chỉ tiêu bước đầu là ít nhất 2.000 người khuyết tật (NKT) nặng và đặc biệt nặng ở hai tỉnh Bình Định và Quảng Nam sẽ được hưởng lợi.
Theo các nghiên cứu trước đây trên quốc tế cũng như trong nước (nghiên cứu của USAID năm 2017, nghiên cứu của tổ chức HI, nghiên cứu của tổ chức ACDC, nghiên cứu của tổ chức CRS-2017), vấn đề giới nói chung và bạo lực dựa trên giới (BLDTG) ngày càng trở thành một vấn đề quan tâm toàn cầu trong các chương trình phát triển. Người khuyết tật cũng là một trong những nhóm người nguy cơ cao trong việc bị ảnh hưởng bởi những bất bình đẳng giới và bạo lực dựa trên giới (Báo cáo đánh giá USAID, 2017).
Qua báo cáo khảo sát đầu vào của dự án HMH, hầu như gia đình NKT và những người cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc cho bệnh nhân là NKT chưa có một kiến thức cơ bản nào về vấn đề nhạy cảm giới, bất bình đẳng giới hay bạo lực dựa trên giới.
Báo cáo phân tích giới trong hệ thống y tế (HI, 2017) cũng đưa ra các khuyến nghị về việc tăng cường nâng cao nhận thức và truyền thông đối với hệ thống bệnh viện và chăm sóc sức khỏe liên quan đến vấn đề giới.
Nhằm tối đa hiệu quả hoạt động chăm sóc hỗ trợ người khuyết tật (NKT), nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, Viện PHAD đang tìm kiếm một chuyên viên trong lĩnh vực xây dựng/giao thông công trình/cơ khí sửa chữa nhà cửa, điều chỉnh thiết kế và sản xuất thiết bị hỗ trợ tại nhà cho người khuyết tật.
Mô tả công việc:
Chuyên viên chuyên trách điều chỉnh sửa chữa nhà có nhiệm vụ:
– Làm việc cùng nhóm dự án đánh giá/mô tả tình trạng hiện tại của nhà, đường đi từ phố vào nhà, từ nhà đến các công trình trong nhà đối với người khuyết tật như bếp, nhà vệ sinh, tiếp cận đến các góc không gian khác nhau của nhà, sự kết nối giữa nhà và cộng đồng xung quanh;
– Tính toán lên kế hoạch sửa chữa, điều chỉnh các hạn chế của ngôi nhà để đảm bảo tính tiếp cận ADL cho người khuyết tật vừa và nặng, giảm thiểu tối đa gánh nặng cho người chăm sóc;
– Tìm kiếm các phương án triển khai kế hoạch sửa chữa, tận dụng nguồn lực địa phương;
– Hướng dẫn người nhà cách sửa chữa và bảo dưỡng nếu cần;
– Tìm kiếm các người địa phương khéo tay có thể sửa chữa nhỏ để trao đổi phương án sửa chữa trong tương lai và kết nối với gia đình người khuyết tật để khi cần thì có thể yêu cầu trợ giúp;
– Tính toán sửa chữa cửa ra vào và cửa sổ cho phù hợp với tình trạng khuyết tật;
– Tính toán sửa chữa và lắp ráp thanh hỗ trợ tại nhà vệ sinh, bếp;
– Tính toán sửa chữa bếp, thay đổi độ cao và thiết kế bệ đặt bếp cho phù hợp với tình trạng người khuyết tật;
– Tính toán các thêm thắt cho ngôi nhà trở nên tiện dụng cho người khuyết tật hướng đến sống độc lập có sự hỗ trợ của thiết bị hỗ trợ.
Mục tiêu công việc của chuyên viên sửa chữa nhà:
– Tư vấn lên các phương án sửa chữa nhà cửa, điều chỉnh thiết kế và sản xuất thiết bị hỗ trợ tại nhà cho người khuyết tật và triển khai các công việc sửa chữa nhà cửa cho người khuyết tật.
– Trực tiếp triển khai các hoạt động sửa chữa nhà cửa cho người khuyết tật theo kế hoạch đã được Ban quản lý dự án và Lãnh đạo viện đã phê duyệt.
– Tham gia các khóa đào tạo về xây dựng sửa chữa nhà cửa cho người khuyết tật theo các qui định/tiêu chuẩn của USAID và Hiệp hội người khuyết tật Hoa Kỳ.
Yêu cầu kết quả công việc của chuyên viên sửa chữa nhà:
– Trung bình có từ 1-2 nhà của người khuyết tật được đánh giá, lên phương án và sửa chữa hàng tháng.
Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm công tác:
Chuyên viên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Trình độ học vấn:
– Tốt nghiệp các trường đại học: Xây dựng, Giao thông các khoa xây dựng, giao thông, công trình, cầu đường
• Kinh nghiệm:
– Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm thực tế về xây dựng, công trình và kinh nghiệm làm việc tại các địa phương khác nhau;
– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về các sửa chữa nhỏ;
• Năng lực:
– Có kiến thức về điện, nước, biết cách sửa chữa các công trình điện nước gia đình;
– Khéo tay, có các kỹ năng quan trọng: Xây, đục, cắt, hàn, gắn, sửa chữa nhỏ;
– Có kỹ năng về sử dụng các máy cầm tay như máy hàn, máy cắt
– Có khả năng thi công tại các địa bàn khó khăn;
– Có kỹ năng vẽ kỹ thuật
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
– Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo để bổ sung kiến thức về xây dựng và sửa chữa nhà cửa cho người khuyết tật;
– Đọc và hiểu tiếng Anh kỹ thuật là lợi thế.
• Quyền Lợi:
– Chuyên viên được tuyển chọn sẽ làm việc dưới sự tư vấn trực tiếp của Ban Quản lý Dự án “Hãy nắm tay tôi”, được cung cấp trang thiết bị làm việc.
– Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển (PHAD) sẽ ký 01 hợp đồng lao động bán thời gian với chuyên gia được tuyển chọn. Hợp đồng sẽ bao gồm tiền lương (mức lương được thỏa thuận theo kinh nghiệm công tác của chuyên gia), các khoản thuế và bảo hiểm theo quy định nhà nước hiện hành. Các khoản chi phí đi lại làm việc tại địa phương sẽ được chi trả riêng theo chế độ của dự án. Lương trong khuôn khổ của hợp đồng được chi trả trực tiếp qua tài khoản cá nhân của chuyên gia. Chuyên gia có nghĩa vụ thực hiện các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân.
• Cách thức nhận hồ sơ:
– Hồ sơ bản mềm gửi về địa chỉ email: van@phad.org
– Đặt tiêu đề thư theo mẫu: <Vị trí ứng tuyển (viết tắt)>_<Hạn nộp hồ sơ>_<Họ tên> (ví dụ: “CV_31Jan21_NguyenVanAnh”)
– Thời hạn nhận hồ sơ trước 17:00, ngày 31/01/2021.
Hạng mục hồ sơ:
1. CV (bằng tiếng Việt) tóm tắt kinh nghiệm, trình độ…;
2. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan (Bản photocopy công chứng hoặc file scan từ bản gốc).
3. CMND/CCCD (Bản photocopy công chứng hoặc file scan từ bản gốc).
Vui lòng truy cập vào website: www.phad.org để biết thêm thông tin về Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
Lưu ý:
– Vui lòng không liên hệ qua điện thoại;
– Chúng tôi chỉ liên hệ với ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu;
– Hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ không được hoàn trả.