Sức khỏe người cao tuổi và Hỗ trợ người Khuyết tật
Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử khá đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Dù mới thoát khỏi danh sách các nước nghèo để lên các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam lại đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và tốc độ già hóa dân số của Việt Nam vào loại cao nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương. Tính đến năm 2019, kết quả Tổng điều tra dân số của Việt Nam cho thấy chúng ta đang có 11.5 triệu người trên 60 tuổi và có khoảng 7.5 triệu cụ >65 tuổi. Thiếu rất nhiều thông tin mô tả về tình trạng sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam.
Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển đang hợp tác cùng các trường Đại học tại Nhật Bản, Hoa Kỳ để triển khai các nghiên cứu nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe người cao tuổi, qua đó cung cấp nhiều bằng chứng và khuyến nghị khoa học cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các dự án hỗ trợ sức khỏe người cao tuổi.
Song hành cùng với vấn đề già hóa, Vấn đề hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam cũng nổi lên như là một thách thức. Nhu cầu được nhận dịch vụ đa chuyên ngành, tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng chuyên sâu như Vận động trị liệu (OT), Ngôn ngữ trị liệu (ST) cũng như Vật lí trị liệu (PT) hiện đại và bền vững trở thành nhu cầu của nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam. Viện PHAD cũng đang phát triển các mô hình chăm sóc đặc biệt kết nối với hệ thống phục hồi chức năng và nâng cao khả năng kết nối giữa người khuyết tật, gia đình và xã hội.
Các dự án đang được Viện PHAD triển khai tại Việt Nam
1) Nghiên cứu dọc về Sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam (2019-2025), Tài trợ từ Viện ERIA, Nhật Bản
2) Dự án Hãy Nắm Tay tôi (Hold My Hand), 2018-2021: Hỗ trợ phục hồi chức năng bền vững cho người khuyết tật tại Bình Định và Quảng Nam, tài trợ từ USAID.