Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Tám 31st, 2018 trong mục

Hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng bền vững và liên ngành cho người khuyết tật nặng tại Quảng Nam và Bình Định (Hãy nắm tay tôi).

Việt Nam có số lượng người khuyết tật đáng kể. Tại tỉnh Bình Định, có khoảng 33,000 người khuyết tật, chiếm 2,12% dân số, trong đó 63% là người khuyết tật. Tỉnh Quảng Nam có hơn 100,000 người khuyết tật trên tổng số khoảng 1,4 triệu dân, trong đó 60% là người khuyết tật nặng.

Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong phát triển kinh tế cũng như cung cấp các dịch vụ cho người dân, bao gồm dịch vụ cho người khuyết tật và người khuyết tật nặng. Người khuyết tật nhận được một số hỗ trợ về tài chính, thiết bị trợ giúp và các dịch vụ vật lý trị liệu cho người khuyết tật nặng, chất lượng của các dịch vụ phục hồi chức năng và sự phối hợp giữa các ngành phục hồi chức năng, đặc biệt là các dịch vụ cho người khuyết tật nặng thường yêu cầu nhiều hình thức hỗ trợ. Để góp phần giải quyết vấn đề này, một mô hình phục hồi chức năng bền vững và liên ngành (vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu) cho người khuyết tật nặng được phát triển thông qua tăng cường các dịch vụ phục hồi chức năng tại cấp huyện và cấp tỉnh và củng cố hệ thống chuyển gửi giữa các cấp.

Để mô hình này được phát triển bền vững và hiệu quả thì buộc mô hình này phải thực hiện trong hệ thống bệnh viện cũng như trong cộng đồng để hỗ trợ người khuyết tật nặng và người chăm sóc người khuyết tật nặng có thể hiểu và tiếp cận các dịch vụ sẵn có. Dự án “Hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng bền vững và liên ngành cho người khuyết tật nặng tại Quảng Nam và Bình Định (Hãy nắm tay tôi)” được thực hiện bởi Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển phối hợp với tổ chức Catholic Relief Services (CRS). Dự án sẽ xây dựng một mô hình phục hồi chức năng bền vững ở tỉnh Bình Định và Quảng Nam để cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng đáp ứng các nhu cầu của người khuyết tật nặng, đặc biệt là rào cản về giới và tính dễ bị tổn thương. Dự án được tài trợ bởi Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong vòng 3 năm, từ năm 2018 đến năm 2021. Dự án đã được các cơ quan chính phủ chấp nhận phê duyệt vào tháng 3/2019 và hiện đang triển khai đồng bộ tại Bình Định và Quảng Nam.

Các hoạt động chính của dự án năm 2019:
1. Tổ chức hội thảo, tổ chức họp lập kế hoạch, khởi động dự án tại Bình Định và Quảng Nam;
2. Tổ chức đánh giá đầu kỳ và đánh giá nhu cầu dự án tại Bình Định và Quảng Nam;
3. Phát triển năng lực ngôn ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu cho NVYT khoa PHCN các bệnh viện tại Bình Định;
4. Phát triển tài liệu hỗ trợ và chăm sóc tại nhà;
5. Phát triển các video hướng dẫn sử dụng phần mềm Quản lý sức khỏe phục hồi chức năng NKT (DIS);
6. Tập huấn DIS cho cán bộ tỉnh: Kết hợp với cục Khám chữa bệnh;
7. Khảo sát trang thiết bị PHCN NNTL, VĐTL cho các khoa PHCN tại Bệnh viện cấp vùng, tỉnh, huyện;
8. Tổ chức đào tạo hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu cho cán bộ y tế tỉnh Bình Định.

Vui lòng xem chi tiết các hoạt động trên tại link sau:
https://www.dropbox.com/s/facgfk3fiejrc25/Hoat%20dong%20du%20an%20HMH%20-%20TV.docx?dl=0