Thời gian: 2013 – 2016
Dự án sẽ đánh giá một giải pháp hiệu quả-tiết kiệm cho một vấn đề đã từ lâu được quan tâm tại Việt Nam, đó là: làm thế nào để nâng cao sức khỏe Bà mẹ và trẻ sơ sinh (BMTSS) của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Bằng chứng cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số (PNDTTS) có tỷ lệ sinh đẻ cao nhưng tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh cũng cao. Nguyên nhân có lẽ là do nghèo đói, sống xa các trạm y tế có chất lượng kém, tự sinh tại nhà và chỉ có sự chăm sóc cho trẻ sơ sinh ở mức tối thiểu nhất. Ngoài ra, do rào cản về ngôn ngữ, trình độ văn hóa thấp và ít được tiếp cận thông tin, PNDTTS đa phần có ít kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS) cũng như việc mang thai và chăm sóc khi sinh. Với bối cảnh đó cùng với sự mở rộng của dịch vụ điện thoại di động giá rẻ tại Việt Nam, mô hình mHealth (ứng dụng điện thoại di dộng trong y tế và chăm sóc sức khỏe) có rất nhiều tiềm năng giúp giảm thiểu những rào cản này bằng cách áp dụng công nghệ để cải thiện việc cung cấp dịch vụ SKSS và tạo nhu cầu được chăm sóc có chất lượng khi sinh. Trên cơ sở những lợi ích này, dự án sẽ xác định việc lồng ghép sử dụng Hệ thống Thông tin quản lý Y tế (HMIS) mới có cùng công nghệ điện thoại di động giá rẻ và mô hình tương tác người sử dụng – nhà cung cấp dịch vụ y tế có làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và nâng cao sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh dân tộc thiểu số hay không.
Dự án bao gồmmộtcan thiệpthí điểmvà một nghiên cứu về tác động và tính khả thi của can thiệp thí điểm.Bước đầu tiên trong can thiệp thí điểm là xây dựng mộtTrung tâm thông tin về sức khỏe sinh sản (TTTTSKSS) nhằm cung cấp kịp thời các thông tin giáo dục-truyền thông về sức khỏe sinh sảnvà tin nhắnnhắc nhở cho phụ nữ dân tộc thiểu số (PNDTTS) thông qua dịch vụ gửi tin nhắn (SMS) hoặc gọi điện thoại.Dữ liệu đầu vào cho TTTTSKSS sẽ do hệ thống thông tin quản lý y tế đã được máy tính hóa (HMIS) mới được thiết lập tại tỉnh Thái Nguyên cung cấp.TTTTSKSS sẽ cung cấp những thông tin giáo dục và nhắc nhở PNDTTS thực hiện các hành động thích hợp với mục đích nhằm khuyến khích PNDTTS sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS, nâng cao nhận thức của họ về các yếu tố có nguy cơ cao, hay khuyến khích họ tìm kiếm chăm sóc khẩn cấp khi cần thiết. Song song với quá trình này, cán bộ trạm y tế xã cũng sẽ được nhắc thông qua tin nhắn SMS để liên hệ với PNDTTS và có hành động thích hợp nếu PNDTTS không thực hiện các việc được nhắc nhở hoặc để cảnh báo họ về các trường hợp có nguy cơ cao. Các tin nhắn và lời nhắc cũng như việc tăng cường tương tác giữa các cán bộ trạm y tế xã và PNDTTS sẽ giúp hình thành nhu cầu được chăm sóc thai sản an toàn và chất lượng, đồng thời nâng cao sự tham gia tích cực của PNDTTS trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS tại các trạm y tế xã. Nghiên cứu sẽ tìm hiểu cách thức hiệu quả để thực hiện can thiệp, đánh giá tác động của dự án, ghi chép lại quá trình thực hiện và các bài học kinh nghiệm, đánh giá tiềm năng nhân rộng mô hình nếu dự án có tính khả thi và hiệu quả. Dự án cũng sẽ thực hiện vận động chính sách và đào tạo cho việc ứng dụng mô hìnhm Health.
Mục tiêu tổng quát của dự án là xác định xem việc thực hiện can thiệp mHealth lồng ghép có cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cho PNDTTS sống ở khu vực miền núi xa xôi của Việt Nam hay không. Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:
1) Xác định các điều kiện xã hội, văn hóa và địa lý góp phần gây nên tình trạng sức khỏe kém ở bà mẹ và trẻ emcũng như việc sử dụng hạn chế các dịch vụ y tế của PNDTTS và con cái họ ở khu vực Thái Nguyên;
2) Xây dựng và thí điểm việc sử dụng mô hình mHealth (ứng dụng điện thoại di dộng trong y tế và chăm sóc sức khỏe)như một phần tích hợp của eHealth (y tế và sức khỏe điện tử) trong hệ thống thông tin quản lý y tế (HMIS) và mô hình tương tác giữa người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụvới PNDTTS nhằm thay đổi hành vi sức khỏe sinh sảntại tỉnh Thái Nguyên;
3) Xác định các rào cản văn hóa, xã hội, kỹ thuật và các yếu tố tác động đến việc thực hiện can thiệp thí điểm này và việc nhân rộng hơn nữa can thiệp thí điểm này ra các vùng khác ở Việt Nam cũng như các khu vực có hệ thống y tế còn yếu kém;
4) Xác định các tác động tích cực và tiêu cực của can thiệp thí điểm này đến ý thức và việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe BMTSS, cũng như các vấn đề về bình đẳng, quản lý và tăng cường lồng ghép của các hệ thống y tế;
5) Nâng cao năng lực của các nhà quản lý y tế, cán bộ y tế và các nghiên cứu viên trong việc quản lý, triển khai và nghiên cứu các dự án mHealth để hệ thống y tế đạt được kết quả tốt hơn.
Dự án được xây dựng trên cơ sở hợp tác thành công trong việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý y tế (HMIS) giữa các cơ quan: Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, Hội đồng Dân số Mỹ, và Sở Y tế Thái Nguyên (SYTTN). Dự án sẽ có sự tham gia hợp tác và hỗ trợ của các chuyên gia nghiên cứu và chuyên gia về mHealth từ Chương trình Y tế Toàn cầu tại Đại học Simon Fraser và Trung tâm Nghiên cứu về Chứng nghiện và Sức khỏe Tâm thần Canada. Dự án sẽ nâng cao năng lực cho các cán bộ, nghiên cứu viên và sinh viên Việt Nam thông qua các hợp tác nghiên cứu quốc tế và tạo cơ hội đào tạo cho sinh viên sau đại học từ cả hai trường Đại học Y tế Công cộng và Đại học Simon Fraser.